• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
GS Phan Văn Trường
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
GS Phan Văn Trường
Trang chủ Thương thuyết

Victory school – Giao lưu với Giáo Sư Phan Văn Trường

Tháng Sáu 18, 2020
trong Thương thuyết, Văn hoá
2
0
Share on FacebookShare on Twitter

Sáng ngày 4/9/2017, thầy và trò trường Tiểu học, THCS và THPT Victory rất vinh dự được đón tiếp và lắng nghe những tâm sự, chia sẻ của Giáo sư Phan Văn Trường về lý tưởng sống, khát vọng cống hiến một thời tuổi trẻ của ông.

Giáo sư Phan Văn Trường

Giáo sư Phan Văn Trường hiện là Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế; Giáo sư là cố vấn và giảng dạy tại Trường Đại học Kiến trúc TP HCM; đồng thời là Cố vấn Hội đồng quản trị Công ty Xây dựng Hòa Bình. Năm 2014, ông được bầu làm Chủ nhiệm Chương trình đào tạo Kỹ năng Quản trị và Lãnh đạo của Viện John von Neumann trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM.

Bài viếtliên quan

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

TPHCM xây đô thị sáng tạo, chặn việc cán bộ “ăn tiền”, nhũng nhiễu – GS Phan Văn Trường

Ông được Tổng thống Pháp trao tặng Huy chương Hiệp sĩ Đài ghi công (1990), Huân chương Hiệp sĩ Bắc đẩu Bội tinh (2007)… Với nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam, ông được Chủ tịch Nước trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục (2010).

Chia sẻ của Giáo sư Phan Văn Trường về lý tưởng sống

Trong buổi giao lưu với học sinh khối THCS và THPT của Trường, Giáo sư đã hướng dẫn cho các em biết cách suy nghĩ để trưởng thành, định hướng nghề nghiệp tương lai để thành công. Từ những kinh nghiệm sống của bản thân, ông đã cho mọi người thấy được thất bại của bản thân chính là sự thành công lớn nhất. Ông còn chỉ bảo cặn kẽ cho các em học sinh và tập thể giáo viên của nhà trường biết cách đi tìm động lực để hoàn thiện được ước mơ của mình: Tôi luôn tâm niệm phải cố gắng và cố gắng hết sức, không được nản lòng.

Bên cạnh đó, ông còn nhắc đến tác dụng của sách và văn hóa đọc mà lâu nay chúng ta thường quên lãng. Trong guồng xoay của thời đại hiện đại hóa, dường như việc đọc sách đã không còn được chú trọng; nhưng vai trò của sách thì vẫn còn nguyên vẹn. Đó là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Ông nói rằng: sự thành công của tôi được bắt đầu từ những cuốn sách; và đó là lý do tôi đã dành nhiều năm để viết cuốn Một đời thương thuyết (2014). Các em đang còn ở lứa tuổi dễ uốn, dễ nắn, hãy tập cho mình thói quen đọc sách để có thể thu nhận được nhiều nền văn minh và tri thức hơn. Đó chính là hành trang để các em bước vào đời.

Đây cũng chính là thông điệp mà ông cùng CLB sách và hành động mang đến cho chương trình.

Sự có mặt và trao đổi của ông chính là niềm động viên, khích lệ cho tập thể nhà trường. Qua đó góp phần giáo dục nhân cách và ý thức của toàn thể các em học sinh, cũng như tác động một phần không nhỏ đến nhận thức của giáo viên về cách sống và nghĩ của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. Nhân dịp này, Giáo sư đã tặng cho Trường cuốn Một đời thương thuyết để làm tư liệu và hành trang cho các em học sinh và giáo viên toàn trường.

Đáp lại tấm chân tình đó, thầy giáo Trương Văn Tỵ – Bí thư Chi bộ – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã tặng những món quà nhỏ mang hương vị Tây Nguyên đến Giáo sư Phan Văn Trường cùng các thành viên CLB sách và hành động. Đồng thời phát động phong trào đọc sách và xây dựng thư viện nhà trường ngày một tiên tiến, văn minh, chất lượng hơn.

Tags: giáo sư phan văn trườngsách của giáo sư Phan Văn Trường
Chia sẻ1Tweet1
Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường
Bài viết trước

Ra mắt bộ sách Kết tinh một đời của GS.Phan Văn Trường

Bài viết tiếp theo

Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

Liên quanBài viết

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài
Văn hoá

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Tháng Bảy 27, 2020
264
Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?
Khởi nghiệp

Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

Tháng Sáu 19, 2020
156
gs Phan Văn Trường
Văn hoá

TPHCM xây đô thị sáng tạo, chặn việc cán bộ “ăn tiền”, nhũng nhiễu – GS Phan Văn Trường

Tháng Sáu 16, 2020
105
Xem thêm
Bài viết tiếp theo
Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

Ngành giáo dục “đón đầu” cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

Thảo luận về post

You might also like

  • All
  • Khởi nghiệp
  • Nhân sự
  • Quản trị
  • Thương thuyết
  • Văn hoá
GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

Tháng Sáu 23, 2020
242
GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Tháng Bảy 27, 2020
264
gs phan van truong

Giáo sư Phan Văn Trường chỉ ra 4 trường hợp khởi nghiệp dễ thành công

Tháng Sáu 20, 2020
429

Nhận tin tức mới nhất

Để lại email để cập nhật các bài viết mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Đăng ký ngay
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
  • Cart
Không kết quả
Hiển thị toàn bộ kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp

Chào mừng quay trở lại

Đăng nhập bằng Google
hoặc

Đăng nhập vào tài khoản

Quên mật khẩu??

Khôi phục mật khẩu

Hãy nhập email hoặc tên đăng nhập để khôi phục mật khẩu

Đăng nhập

Đăng ký

Nhận tin tức và cập nhật mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Vui lòng chọn danh xưng
Vui lòng điền email