• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
GS Phan Văn Trường
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
GS Phan Văn Trường
Trang chủ Văn hoá

GS Phan Văn Trường: Cần tái tạo hệ sinh thái trong mọi lĩnh vực để sinh tồn

Tháng Sáu 15, 2020
trong Văn hoá
1
0
gs phan van truong
Share on FacebookShare on Twitter

Qua câu chuyện “Quả táo của ông Kimura”, GS Phan Văn Trường đã chia sẻ cách nhìn của mình về vấn đề nông nghiệp sạch như một nỗ lực tối cần thiết để tái tạo tính hệ thống, hệ sinh thái cho mọi lĩnh vực của Việt Nam.

GS Phan Văn Trường và câu truyện Quả táo của ông Kimura

Tại sao ông lại chọn hình tượng quả táo của ông Kimura để lý giải về nhiều vấn đề đang rất nóng của Việt Nam hôm nay?

Bài viếtliên quan

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Victory school – Giao lưu với Giáo Sư Phan Văn Trường

TPHCM xây đô thị sáng tạo, chặn việc cán bộ “ăn tiền”, nhũng nhiễu – GS Phan Văn Trường

GS Phan Văn Trường: Đây hoàn toàn không phải đề tài về nông nghiệp, mà hẳn là nguồn gốc của sự sống. Nếu các bạn nắm được nguồn gốc sự sống của mình, thì bạn mới chuyển động thực sự. Câu chuyện quả táo có nhiều góc cạnh đáng nhớ, kỳ lạ trong cuộc sống nhân loại.

Hồi 17 tuổi mới sang Pháp, tôi thấy táo ngon lắm. Táo ngon nhất là đã cũ kỹ, nhăn nheo, teo lại rồi thì ngọt dễ sợ. Giờ thì táo nào cũng giống nhau, ngọt như… nước lã! Sau 50 năm, tôi thấy quả táo đã biến đổi kinh khủng, bên trong chỉ toàn là chất hoá học. Tại sao bây giờ táo vừa cắt ra đã bị thâm?

Kimura, một nông dân trồng táo ở thế kỷ 21 đóng góp kiểu khác vào sự diễn biến vũ trụ, đó là hệ sinh thái. Ông Kimura đã chế lại được một quả táo ngọt ngào như cách đây 50 năm, ngọt và thơm lắm, cắt ra không thâm, để trong tủ không thối. Trong tiệm của ông chỉ có duy nhất một món súp táo, nhưng phải đăng ký trước chín tháng mới được ăn. Ông là một đầu bếp hạnh phúc, Kimura không cần bán táo, chỉ có tám trăm cây táo, đã bán hết trong vòng hai mươi năm tới.

Thị trấn Iwaki tất cả mọi hộ dân đều trồng táo, họ rất giàu có, nắm vững toàn bộ công nghệ trồng táo, dùng hoá chất để phun trên cây theo đúng quy trình mà họ thực nghiệm không biết bao nhiêu năm nay. Chỉ có anh chàng điên Kimura, một thiên tài rất hiếu học, đã từng chế tạo máy hái táo, máy trồng táo là muốn làm theo cách khác.

Yêu quý người vợ cứ mỗi mùa phun thuốc sâu là bị dị ứng không thể tiếp tục làm vườn, Kimura điên khùng, răng sún, chỉ biết cười, nhưng cứng đầu, đã tạo ra hệ sinh thái cho cây táo như thời nguyên thuỷ trong 12 năm trời để làm cho đất hồi sinh.

Ông đã quyết định không phun sâu, để cỏ mọc, sâu ăn trọn lá cây, trái hiếm hoi, mỗi cây chỉ có 1 kg táo èo uột. Trại sắp phá sản, cha mẹ khuyên con hết lời, vì cha mẹ ông đã từng phun sâu, và đã ra đi trong sự đau lòng của con cái. Trước khi ông bà chết, gia đình dành thời gian nhặt sâu để bán vài kg táo trong sự khinh bỉ của hàng xóm, cây teo không hoa trái mà vẫn đi nhặt sâu!

Điều gì khiến ông tiếp tục điên khùng? Vì ông muốn tạo lại hệ sinh thái. Chuột, rắn, bướm, chim ăn hết những gì có thể, hàng xóm sang doạ nạt chim bọ của ông sang bên vườn tôi thì sao? Rắn cũng tìm ra nơi sinh sản vì cỏ mọc đầy… Một hôm ông nhận ra có loài sâu rất lạ, 50% để nở thôi, còn 50% để các loài khác ăn. Phải có bàn tay đấng tạo hoá trên cao? Ông hiểu vườn mình đã phục hồi hệ sinh thái. Nhưng táo vẫn chưa ra trái, ông phải làm thêm nghề hầu bàn để nuôi gia đình.

Có lần gặp gỡ cây dẻ trên núi, ông nhận ra thiên nhiên tuyệt vời, luật ngẫu nhiên không cần mà là luật cần thiết. Cây dẻ đầy trái, mà vẫn đầy sâu, trái thơm ngon không bị sao cả, sờ xuống thấy đất ấm, tơi mềm, rễ rất dài. Về tìm hiểu đất của vườn mình, ông thấy rễ ngắn, đất xung quanh rất cứng, lạnh. Có lẽ chân lý ở dưới rễ chứ không chỉ ở sâu trên cây.

Đây là chân lý kinh khủng của Kimura. Càng che chở trên cây thì cây càng lười biếng, không chịu phấn đấu. Sau nhiều năm cải tạo đất, đất bắt đầu ấm, mềm, tơi xốp, cây ra trái nhiều hơn, như trái táo hồi còn bé ông từng ăn, giòn, ngọt, thơm tho… Hệ sinh thái đang cứu Kimura.

Bạn sẽ thành công nếu tạo ra hệ sinh thái của riêng mình! Nói chuyện với sinh viên các trường đại học, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam tư duy không có tính hệ thống, câu nói các em cũng ngắn lắm, vì không có lý luận hệ thống. Giáo dục phải làm sao tạo hệ sinh thái mà mỗi người tìm thấy hơi thở, lẽ sống của mình.

GS Phan Văn Trường: Cần tái tạo hệ sinh thái trong mọi lĩnh vực để sinh tồn

GS Phan Văn Trường: Cần tái tạo hệ sinh thái trong mọi lĩnh vực để sinh tồn
GS Phan Văn Trường.

Không chỉ Việt Nam, mà hệ sinh thái của con người, của vạn vật trên trái đất cũng đang đe doạ bởi sự phát triển kinh tế bằng mọi giá?

GS Phan Văn Trường: Sự biến đổi khí hậu chỉ là phản ứng của thiên nhiên để tạo ra hệ sinh thái mới phù hợp với thế giới nhiều rác hơn. Thảm hoạ xảy ra ngày càng nhiều, nhiều người chết hơn, vì hệ sinh thái thấy loài người đông quá rồi, tự nó điều hành thế cân bằng mà người ở lại tìm được đầy đủ điều kiện để sống.

Hệ sinh thái sẽ biến đổi để phù hợp với loài người ngày một cao hơn, dù ở cả những nơi không có nhiều bơ sữa. Rõ ràng hệ sinh thái đang biến đổi.

Vấn đề lớn nhất của chúng ta là sản xuất quá nhiều để làm giàu cho số ít, tàn phá để cho số ít người cất tiền vào ngân hàng, trong khi tiền chỉ là tờ giấy. Nhiều doanh nghiệp đã làm điều thật sự vô ích, con người ngày càng không biết điều với vạn vật, càng tàn phá nhiều rừng, càng ném rác nhiều, càng xây nhà máy thuỷ điện nhiều, càng bị ung thư nhiều.

Đó có phải là lý do để ông tích cực tham gia vào Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp, với nhiều tư vấn cụ thể cho từng thành viên?

GS Phan Văn Trường: Tôi cũng làm nông nghiệp chút ít. Qua việc này tôi hiểu tác động của hệ sinh thái kinh khủng lắm. Chúng ta lạ thật, đổ hết hoá chất xuống đất rồi bây giờ đổ xô làm hữu cơ. Không phải đất nào cũng trồng được hữu cơ, tại sao đi từ thái cực này sang thái cực kia nhanh như thế?

Trở lại với hệ sinh thái và câu chuyện nông nghiệp, khi các em nông dân muốn mở câu lạc bộ và mời tôi tham gia với tư cách Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Tôi nói khi muốn thành công, không thể đem mô hình phong kiến vào một tổ chức. Định nghĩa câu lạc bộ này là không có ban chấp hành, ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra, ra rồi vào lại cũng được, không ai trên ai dưới, không ai trước ai sau. Bất ngờ xảy ra, tháng đầu lên 2 ngàn thành viên, giờ 59 ngàn, lớn nhất Việt Nam, không có sếp.

Nói thế để hiểu vấn đề của chúng ta là phải hệ thống hoá nền nông nghiệp. Người sản xuất hoa gửi mail cho tôi hỏi “bán ở đâu bây giờ”, em sản xuất cốm, làm trùn quế cũng hỏi bán ở đâu? Nhưng bạn bán giun, bán cốm, bán hoa ấy không biết nhau, và quyết định không cần biết nhau!

Đó là lý do vải miền Bắc thì miền Nam không có để ăn, quả bơ Việt Nam tuyệt vời như thế mà loại ngon nhất chỉ bán trong làng. Chúng ta không làm quảng bá, vì nền nông nghiệp của chúng ta chưa phải là một hệ thống, bị chi phối, người nào cũng chỉ bán được 1/10 sản phẩm làm ra, 9 phần kia để thối, giá rẻ như bèo, xuống giá thảm thương, không tạo tương lai được cho các nông dân trẻ. Có bạn bằng tiến sĩ cũng không sống được bằng nghề nông.

Tôi muốn tạo ra hệ sinh thái để mọi người ít nhất có thông tin của nhau, tôi rất vui vì 59 ngàn bạn trao đổi rất sôi nổi với nhau, để tạo ra hệ sinh thái sản xuất, chế biến và phân phối trên cả nước.Việt Nam cần tái tạo hệ sinh thái trong mọi lĩnh vực để sinh tồn.

Nhưng cũng có chuyện buồn. Tôi cũng đi thăm các triển lãm nông nghiệp, sản phẩm ngư nghiệp, nhiều công ty ấn tượng, câu con cá vô cùng đẹp, có sản phẩm vô cùng hay. Nhưng họ quá mãn nguyện với chuyện đang làm, và chỉ mong mọi chuyện cứ như vậy hoài, mười hay hai mươi năm sau. Nếu cho tôi làm tổng giám đốc thì năm năm nữa sản phẩm ấy sẽ bán toàn thế giới. Lãnh đạo giàu, đi xe Mec, nhưng bảo họ “công ty các em trù phú quá, nên tạo hệ sinh thái chừng mười đội, mỗi đội ba em, vốn khoảng một trăm triệu đồng, sẽ giúp rất nhiều cho đất nước”, các em quay lưng lại ngay!

Cách làm nông của người Nhật đang ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, nhiều người trẻ Việt Nam đang bán nhà, bỏ nghề đi làm nông nghiệp hữu cơ theo cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm”. Làm thế nào để đào tạo con người sống theo tinh thần tính hệ thống, với mạng lưới mà ông đã tạo ra, để gầy dựng những con người có sức mạnh nội tâm?

GS Phan Văn Trường: Tôi không biết mình đang ở giai đoạn nào, nhưng có thể nói chắc chắn sẽ đóng góp đến lúc không còn sức nữa cho đất nước. Tôi không giàu nhưng thừa tiền để sống, tôi không thể sống được với vật chất, đi xe Mec, sống trong biệt thự to. Ngồi với các em sinh viên tôi thấy hạnh phúc hơn nhiều.

Sau khi làm nhiều hội thảo, tôi sẽ tập hợp nhóm vài chục người ra đồng cắm trại, trao đổi, cọ xát tư duy của tôi để đi cùng chân lý, chứ tôi không đóng vai Khổng Tử đâu nhé. Tôi dạy mười mấy năm miễn phí rồi, các bạn không thể nghi ngờ điều đó. Các em gặp tôi, chỉ thay đổi tư duy chút xíu là tôi vui rồi.

Có một điều cần nhớ, khi người Nhật sang xứ mình, họ không làm vì mình đâu, mà vì họ. Khi đất trở thành sinh thái cần nằm yên 15 năm, nên họ phải dùng đất của mình thay thế thôi. Hiện nay nửa thế giới thiếu đất để xây dựng hệ sinh thái đầy đủ. Họ tìm hiểu có cách nào dùng đất của mình để đất của họ được nghỉ, vì bị dùng ráo riết trong mấy chục năm qua.

Xem thêm bài viết bổ ích tại đây

Tags: gs phan văn trườngphan văn trường
Chia sẻ1Tweet1
Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường
Bài viết trước

“Kết tinh một đời” – Thành quả của gs. Phan Văn Trường tặng bạn đọc trẻ

Bài viết tiếp theo

GS Phan Văn Trường : DOANH NHÂN ĐANG NHẦM LẪN GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

Liên quanBài viết

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài
Văn hoá

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Tháng Bảy 27, 2020
825
Thương thuyết

Victory school – Giao lưu với Giáo Sư Phan Văn Trường

Tháng Sáu 18, 2020
158
gs Phan Văn Trường
Văn hoá

TPHCM xây đô thị sáng tạo, chặn việc cán bộ “ăn tiền”, nhũng nhiễu – GS Phan Văn Trường

Tháng Sáu 16, 2020
291
Xem thêm
Bài viết tiếp theo
gs phan van truong

GS Phan Văn Trường : DOANH NHÂN ĐANG NHẦM LẪN GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

Thảo luận về post

You might also like

  • All
  • Khởi nghiệp
  • Nhân sự
  • Quản trị
  • Thương thuyết
  • Văn hoá
GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

Tháng Sáu 23, 2020
850
GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Tháng Bảy 27, 2020
825
gs phan van truong

Giáo sư Phan Văn Trường chỉ ra 4 trường hợp khởi nghiệp dễ thành công

Tháng Sáu 20, 2020
1.2k

Nhận tin tức mới nhất

Để lại email để cập nhật các bài viết mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Đăng ký ngay
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
  • Cart
Không kết quả
Hiển thị toàn bộ kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp

Chào mừng quay trở lại

Đăng nhập bằng Google
hoặc

Đăng nhập vào tài khoản

Quên mật khẩu??

Khôi phục mật khẩu

Hãy nhập email hoặc tên đăng nhập để khôi phục mật khẩu

Đăng nhập

Đăng ký

Nhận tin tức và cập nhật mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Vui lòng chọn danh xưng
Vui lòng điền email