Giáo sư Phan Văn Trường sinh năm 1946, ông từng giữ nhiều chức vụ, như tư vấn, quản lý và quản trị cấp cao của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. GS Phan Văn Trường được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ ngay từ những năm 1990. Thời bấy giờ, ông là cố vấn thường trực của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2007.
Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách quê người, nhưng Việt Nam là nơi mà giáo sư Phan Văn Trường chọn để dừng chân. Bởi lẽ đây chính là nơi mà đã nuôi dưỡng, giúp ông có thành công như ngày hôm nay. Trở về để cống hiến, để dựng xây mảnh đất này đó chính là mục đích cho sự trở về này của giáo sư Phan Văn Trường.
Cuối năm 2014, sau nhiều năm bôn ba, ông đã thực hiện mong muốn của đời mình, đó là sinh sống tại quê hương.

Năm 2006, ông tình nguyện tham gia giảng dạy không lương ở trường Đại học kiến trúc TPHCM trong 7 năm. Sau đó tham gia đào tạo hàng trăm thạc sĩ trong bộ môn Quy Hoạch Vùng và Kinh tế Đô thị từ 2005 đến năm 2011. Bên cạnh đó, GS Phan Văn Trường còn tham gia cố vấn cho nhiều tập đoàn và thực hiện nhiều dự án lớn trong nước và quy hoạch đô thị hay Thương mại quốc tế.
Điều đặc biệt, tất cả những công việc mà giáo sư Phan Văn Trường tại Việt Nam làm đều không nhận thù lao. Bởi vì, theo ông đó là cách để trả nợ ân tình với quê hương.
Sau khi ông đã đóng góp vào việc đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã trao cho Ông vào đầu năm 2010 tại Hà Nội huân chương “Vì Sự nghiệp Giáo dục”.
Khi trở về Việt Nam, cũng là lúc ông nhận thấy khả năng nói tiếng Việt của mình đã phần nào bị mai một. Đã hơn 40 năm xa quê, đặt chân đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, được hiểu biết nhiều nền văn hóa của nhân loại. Thế nhưng ông lại được chính sinh viên của mình chỉnh sửa câu từ. Lúc ấy giáo sư đã quyết định học lại tiếng Việt, bởi ông biết rằng đây chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ: Tôi rất tình nguyện muốn trở lại nguồn gốc của mình. Mà trở lại nguồn gốc của mình thì phải lấy lại ngôn ngữ của mình, lấy lại phong cách nói chuyện của mình.
GS Phan Văn Trường là người có bề dày kinh nghiệm trong việc tham gia cố vấn trực tiếp cho chính phủ cùng vs các tập đoàn lớn tại VIệt Nam.

Ngay từ khi chưa quyết định trở về sống và làm việc tại Việt Nam, ông đã rất nhiều lần trở về để truyền đạt kinh nghiệm của mình với các doanh nghiệp về kinh doanh. Không chỉ trực tiếp giảng dạy về quy mô, quy hoạch chiến lược mà ông còn dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện với người trẻ để chia sẻ những kinh nghiệm về đàm phán, thương thuyết.
Từ năm 2005 đến 203, ông đã viết và đăng 70 truyện ngắn bằng tiếng Pháp với mục đích cho con cháu của ông hiểu thêm về phong tục Việt Nam. Ngoài ra, giáo sư Phan Văn Trường đã xuất bản 3 cuốn hồi ký: “Một đời thương thuyết”, “Một đời quản trị” và “Một đời như kẻ tìm đường”.
Từ những kinh nghiệm đã trải qua trong 60 năm cuộc đời cho ông nhận ra rằng “ngành thương thảo như một khoa học chứ không phải một kỹ năng, hay hơn thế nữa là một nghệ thuật”. Tại Việt Nam, ngành khoa học này lại rất ít, đặc biệt là khi phải thương thuyết với người nước ngoài. Để đàm phán với người Việt đã khó, đây lại là những người bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, tập quán.
Cả ba cuốn sách đều là kết tinh một đời của giáo sư về nghệ thuật đàm phán, quản trị cũng như nghệ thuật sống hạnh phúc của ông. Điều giáo sư mong mỏi nhất đó là, thông qua 3 cuốn sách, những người làm kinh doanh đặc biệt là giới trẻ có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm để từ xây dựng xã hội Việt Nam hùng cường hơn.
Cùng tư duy tạo hệ sinh thái, GS. Phan Văn Trường đã khởi tạo các khóa học Study Tour Cấy Nền kể từ tháng 05/2019 và chia sẻ tới cộng đồng ở nhiều địa phương trong cả nước với thư viện các đề tài Thương Thuyết, Quản trị, Khởi Nghiệp, Phong cách Sống, Công Dân Toàn Cầu …
Giáo sư Phan Văn Trường nhận ra rằng, khi bạn làm điều tốt cho xã hội thì xã hội mới cho lại bạn những điều chân quý, mới cảm thấy được tình cảm ấm áp từ cộng đồng. Đóng góp cho xã hội đồng nghĩa với việc làm giàu cho bản thân. Với ông, hiện nay, được sống trong sự ấm tình ấy của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất. Là một công dân quốc tế, ông thấm thía một điều: “Khi sống ở nước ngoài, bạn sẽ càng cảm thấy sức hấp dẫn của quê hương”…
Thảo luận về post