“Yếu tố làm chúng ta thành công là làm sao để những người khác thích hợp tác với mình. Công nghệ nói sau, dự án nói sau, vì người với người, cái đó mới quan trọng.”
Trong buổi chia sẻ FBiz Cafe – “Người sắc bén chọn người sắc bén để đồng hành” diễn ra mới đây tại Hà Nội, chuyện thắng siêu dự án đầy ngoạn mục tại Alsthom Power được GS Phan Văn Trường kể lại.
Tình thế “thảm thương” của GS Phan Văn Trường: Không thể chất vấn nhân viên vì không biết gì về chuyên môn
Alsthom Power là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu về năng lượng, nhưng vào năm 1986 lúc GS Phan Văn Trường tiếp quản chức Phó Tổng giám đốc (Deputy CEO), công ty đang rất “bi đát”: mỗi năm chỉ thắng một dự án ở Trung Quốc, từ vị trí số 3 xuống thứ 6 thế giới.
Có một nguyên nhân lớn từ nội bộ: 2 lần thay đổi CEO trước đều thất bại. Nhân viên mất lòng tin vào lãnh đạo và công ty.
“Lần này, CEO mới học trường Cao đẳng Thương mại – không được ưa. Còn tôi thì tốt nghiệp trường cầu đường ra, là kỹ sư cầu đường. Mà thường các vị trí lãnh đạo ở đây thì người ta giao cho người từ trường Bách khoa của Pháp.
Kỹ sư và chuyên viên rất coi thường 2 chúng tôi,” GS Trường kể lại.
Lúc đó có dự án đấu thầu rất lớn Tuxpan Mexico với giá trị khoảng 1 tỷ USD.
Khi các nhân viên Alsthom đề xuất giá đấu thầu đắt hơn 30% giá thị trường, GS Trường lại không thể hỏi… tại sao.
“Muốn hạ giá thì gọi đội đó lên và chất vấn. Nhưng trong cuộc thương thuyết giữa họ với tôi, họ muốn chứng minh là tôi chẳng biết gì về điện cả,” GS Trường giải thích.
Làm thế nào để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, thắng dự án mà không phải hạ giá – Đó là thử thách của nhà lãnh đạo của Alsthom lúc ấy.
Chiến thuật “lôi người trong tủ”
Không có cách nào khác là phải trông cậy vào người khác.
Theo GS Trường, trong công ty lớn, có hiện tượng một vài nhân vật bị “cất trong tủ”: những người giỏi nhưng cứng đầu, quá khó chiều nên không ai ưa và bị cất trong tủ như những “xác chết còn sống.”
Người đầu tiên giáo sư Trường khám phá ra tên Jean, có biệt danh chiêm tinh gia.
GS Phan Văn Trường kể: “Người này suốt ngày gác chân lên bàn đọc báo. Nhưng giỏi ở chỗ làm cái gì cũng chỉ ra hướng đi, có tầm nhìn rất sáng suốt, nói cái gì cũng đúng.”
Người thứ hai là chiến lược gia Philip, với khả năng “chỉ ra bản đồ điện lực thế giới, dự án nào nên tham gia, dự án nào không nên, muốn thắng trận nào phải làm cái gì.”
Nhưng cả 2 nhân vật này đều không sẵn sàng phục vụ tất cả các lãnh đạo.
Jean nói: “Tôi chán lắm rồi. Bao nhiêu lãnh đạo đi qua thằng nào cũng… dốt.”
Người tên Philip cũng không khá hơn, nói thẳng là GS Trường “không biết gì hết.”
“Lãnh đạo là phóng thích tiềm năng của cộng sự để họ trở nên tốt hơn.” – Bill Bradley.
Thảo luận về post