• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
GS Phan Văn Trường
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
GS Phan Văn Trường
Trang chủ Giới thiệu

7 bài học “kết tinh một đời” của giáo sư Phan Văn Trường: Tư duy sợ phật ý, sợ bị phán xét… khiến bạn phải sống cuộc đời miễn cưỡng, phụ thuộc

Tháng Mười Hai 12, 2019
trong Giới thiệu
6
0
Giáo sư Phan Văn Trường và bộ ba ‘Một đời…’
Share on FacebookShare on Twitter

Bài viếtliên quan

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

Ra mắt bộ sách Kết tinh một đời của GS.Phan Văn Trường

GS. Phan Văn Trường : Người Việt lạ lắm, lúc nào cũng thấy mình đã già!

Lời hồi đáp cho hàng ngàn lá thư từ các bạn trẻ đang khao khát tìm một lời khuyên, hướng đi đúng đắn bước vào đời; để tu thân, lập nghiệp và hơn hết là có thể sống hạnh phúc… từ Giáo sư Phan Văn Trường.

Đây là một phần quan trọng của Lá thư co những người tươi đẹp của thế kỷ XXI (Một đời như kẻ tìm đường, NXB Trẻ, 2019). Tất cả triết lý của tuổi trẻ xoay quanh đề tài: lựa chọn! Đọc kỹ 7 lời dạy sau đây của thầy Trường, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng trên con đường của mình.

1 – Hãy đi xa hơn việc tìm hiểu chính mình là ai

“Việc khám phá chính mình và nghiệp mà mình mang không thể đạt kết quả trong một ngày. Chỉ khi nào lăn xả vào những công việc mà xã hội trao cho bạn, với một nhiệt tình đặc biệt thì bạn mới dần dần thấy rõ hơn vai trò và bản chất thật của mình.”

Thầy khẳng định càng tự lập sớm, bạn sẽ càng mạnh mẽ. Đừng quen với việc chỉ kể lể mọi vấn đề bản thân cho người khác, rồi “bơi” trong vô số lời khuyên và chỉ biết trông cậy vào cánh tay giúp đỡ của người đi trước; bạn phải xông xáo “nhúng tay vào việc”, biết điều gì ý nghĩa với mình, tư duy độc lập và chuẩn bị kỹ lưỡng.

2 – Tránh phức tạp hóa cuộc đời

“Văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung là làm gì cũng tạo thêm sự phức tạp, giống như người làm bếp luộc rau cứ đun đến khi rau quá nhừ rồi mà vẫn không chịu tắt bếp. Vì sao? Mặc cảm không có ích cho xã hội chăng? Lo sợ bị gắn tội lười biếng chăng? Sao lại sợ mắt nhìn của thiên hạ và sự phán đoán của họ thế?”

Tư duy làm vừa lòng tất cả mọi người, sợ phật ý, sợ bị phán xét, bị nhìn khác đi… sẽ dễ làm bạn sống miễn cưỡng, ray rứt và nghĩ tới nghĩ lui những chuyện không đáng và phụ thuộc vào cuộc đời của những người khác. Từ đó, chuyện đơn giản cũng sinh  phức tạp hóa, rối ren. “Mỗi người chỉ có một cuộc đời, ba vạn sáu nghìn ngày để mưu cầu hạnh phúc! Và hãy từ bỏ cái dối trá vớ vẩn của văn hóa cổ hủ, chỉ khuyên ta ngồi yên chịu trận.”

3 – Hãy để cho linh tính, lương tri và trái tim hướng dẫn mình

Đừng phụ thuộc quá nhiều vào những lời khuyên, đặc biệt cẩn trọng với những người chẳng mấy kinh nghiệm hơn bạn và chẳng mấy cảm thông tình huống của bạn. Tạo hóa đã ban cho chúng ta 3 thứ quan trọng mà bạn nhất định phải ‘lắng nghe để thấu hiểu’ – linh tính, lương tri và trái tim, chúng sẽ thật sự giúp ích cho bạn khi đứng trước những quyết định. Nếu có sai, đó cũng là quy trình tự nhiên để đưa bạn tới gần hơn với con người bạn thật sự muốn đạt đến.

4 – Hãy cố hết sức tạo một không khí ôn hòa với mọi người, trước nhất với cha mẹ và anh chị em

Sự bất hòa với người khác dù ít hay nhiều cũng khiến bạn phải mất nhiều năng lượng tích cực, đặc biệt với những người bạn thương yêu thì càng làm bạn khó xử, lo nghĩ. Không ít cha mẹ vì thương con mà vượt quá phạm vi lo lắng cần thiết, phạm tới khả năng tự phán đoán của mỗi thành viên. Khi mau nước mắt lại càng dễ xảy ra hướng giải quyết cảm tính. “Bạn càng chín chắn trong suy nghĩ cũng như đắn đo trong lời nói thì càng giữ được mảnh tự do quyết định. Vậy bạn cứ lắng nghe cha mẹ và anh chị em mà tránh phản ứng đối mặt, trái lại cứ xin thêm về những điều bạn được chỉ giáo.”

5 – Không có mục tiêu nào phải lựa chọn vội vã 

Hãy tặng cho mình thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề. “Trước những áp lực bên ngoài, cho dù từ cha mẹ hay người thân chăng nữa, bạn hãy mềm mỏng để lúc thuận lợi nhất mới lấy quyết định.”. Vì trước sau gì, mỗi quyết định của bạn, bạn cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho nó, và bạn chịu trách nhiệm cho cả cuộc đời của mình, nên đừng vội vã lựa chọn.

Rèn luyện cho mình cách phản ứng như thế là một cách luyện tinh thần thép cho mỗi thử thách, sự điềm tĩnh sẽ khiến bạn vững vàng, mạnh mẽ và không phải lăng xăng chạy theo điều người khác mong muốn hay bị tác động bởi điều họ lo sợ.

6 – Khi còn trẻ, bạn nên cân đối cách dùng thời gian của mình giữa công việc – thư giãn – học hỏi

Nếu bạn còn trẻ nhưng đã tốt nghiệp, tránh thói quen làm việc quá giờ kéo dài ở công ty, hãy dành thêm thời gian để tạo giá trị mới cho mình (đọc sách, đăng ký khóa học yoga, chơi một môn thể thao,…) và nên đi học thêm một nghề chân tay (trồng hoa, chơi nhạc cụ, làm gốm,…) cho vui, thư thả đầu óc và tận hưởng nhiều giá trị trải nghiệm quý giá có thể bạn chưa nhận ra.

Nếu có gia đình rồi, hãy dành thời gian cho gia đình, tạo cơ hội tăng sự gắn kết và thông cảm giữa các thành viên. Chất lượng cuộc sống không thể tốt hơn nếu không có sự đồng hành quý giá từ gia đình.

“Quản lý thời gian là tạo điều kiện cho cơ thể được cân bằng, cho trí óc có vùng tự do để thư giãn.”

7 – Hãy liêm khiết với bản thân

Thế giới cận kề sắp tới là thế giới của sự thật do Internet kết nối vạn vật chi phối (IOT). Bạn đi đâu, làm gì cũng có thể có camera đang quan sát bạn. Bạn nói dối, khai gian thông tin nào thì đã có máy móc ghi lại cho bạn và phạm vi chia sẻ dữ liệu đã đi đến toàn cầu bằng một cú click chuột, nên đừng cố lạm dụng sự không thành thật nào để đánh bóng giá trị của bạn. Bạn sẽ phải hối tiếc hơn là đạt được điều gì đó.

“Chúc bạn khám phá được hết tiềm năng của bản thân. Chúc bạn tạo được thật nhiều giá trị cho xã hội và cho chính bạn.”

Tri thức trẻ

Tags: giáo sư phan văn trườngmột đời như kẻ tìm đườngmột đời quản trịmột đời thương thuyết
Chia sẻ10Tweet3
Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường Quà tặng từ KH GS. Phan Văn Trường
Bài viết trước

Phạt hay không phạt nhân viên: Hai trường phái quản trị đối nghịch giữa ông Phạm Nhật Vượng và ông Nguyễn Đức Tài, cùng lời giải của giáo sư Phan Văn Trường

Bài viết tiếp theo

Một người Việt Nam đã giúp công ty Pháp lấy dự án điện lực lớn nhất lịch sử từ tay người Đức như thế nào?

Liên quanBài viết

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON
Giới thiệu

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

Tháng Sáu 23, 2020
204
Bộ sách Kết tinh một đời
Giới thiệu

Ra mắt bộ sách Kết tinh một đời của GS.Phan Văn Trường

Tháng Sáu 17, 2020
110
Giới thiệu

GS. Phan Văn Trường : Người Việt lạ lắm, lúc nào cũng thấy mình đã già!

Tháng Sáu 15, 2020
48
Xem thêm
Bài viết tiếp theo
Một người Việt Nam đã giúp công ty Pháp lấy dự án điện lực lớn nhất lịch sử từ tay người Đức như thế nào?

Một người Việt Nam đã giúp công ty Pháp lấy dự án điện lực lớn nhất lịch sử từ tay người Đức như thế nào?

Thảo luận về post

You might also like

  • All
  • Khởi nghiệp
  • Nhân sự
  • Quản trị
  • Thương thuyết
  • Văn hoá
GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

GIÁO SƯ PHAN VĂN TRƯỜNG: CÔNG DÂN TOÀN CẦU ĂN CƠM NƯỚC NÀO CŨNG THẤY NGON

Tháng Sáu 23, 2020
204
GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

GS Phan Văn Trường chỉ ra điểm lưu ý về văn hóa ẩm thực các doanh nhân cần nhớ khi đàm phán với đối tác nước ngoài

Tháng Bảy 27, 2020
229
gs phan van truong

Giáo sư Phan Văn Trường chỉ ra 4 trường hợp khởi nghiệp dễ thành công

Tháng Sáu 20, 2020
381

Nhận tin tức mới nhất

Để lại email để cập nhật các bài viết mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Đăng ký ngay
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp
  • Đăng nhập
  • Cart
Không kết quả
Hiển thị toàn bộ kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Quản trị
  • Nhân sự
  • Văn hoá
  • Thương thuyết
  • Khởi nghiệp

Chào mừng quay trở lại

Đăng nhập bằng Google
hoặc

Đăng nhập vào tài khoản

Quên mật khẩu??

Tạo tài khoản mới

Đăng ký bằng Google
hoặc

Điền form để hoàn tất đăng ký

Cần điền đầy đủ thông tin Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu

Hãy nhập email hoặc tên đăng nhập để khôi phục mật khẩu

Đăng nhập

Đăng ký

Nhận tin tức và cập nhật mới nhất từ GS. Phan Văn Trường

Vui lòng chọn danh xưng
Vui lòng điền email